japanese milf boxing trainer sex all japanese pass indiansexmovies.mobi woman big boob nice vagina hairy beauty figure old anal porn kunwari ladki ke bij nikalne lage chhote chhote bf

Những điều cần biết về cây trầu bà, ý nghĩa phong thủy

Cây trầu bà hiện được rất nhiều người tìm đến mua để trưng bày trong nhà với quan niệm phong thủy. Hiện có rất nhiều giống cây trầu bà và cách trồng khác nhau. Cùng Nhà của bắp tìm hiểu một số thông tin quan trọng của cây trầu bà nhé.

Sơ lược về cây trầu bà

Trầu bà tên tiếng Anh là Pothos, tên khoa học Epipremnum aureum, là loại cây thuộc họ Ráy (Araceae), một loài thực vật có hoa. Cây trầu bà thường được gọi bằng các tên khác như Trầu Bà Vàng, Vạn Niên Thanh leo, sắn dây Hoàng Kim, Hoàng Tam Điệp hay Thạch Cam Tử thì đều là chỉ trầu bà. Ngoài ra còn có những loại trầu bà khác có thể kể đến như cây trầu bà lá xẻ, trầu bà đế vương đỏ, đế vương xanh, thời gian gần đây còn xuất hiện cả trầu bà đột biến.

Cây trầu bà
Cây trầu bà

Sở dĩ có tên cây trầu bà là vì loại cây này khá tương tự như cây trầu. Về đặc tính thực vật, đây là cây thân thảo, dạng dây leo, lá và thân có màu xanh còn hoa mọc thành cụm ngắn nên có những nơi còn gọi là dây trầu bà. Cách nhận biết cây trầu bà: Đặc điểm nổi bật là lá đơn, gốc lá hình trái tim và thuôn dài dần lên trên. 

Công dụng của cây trầu bà 

Với cây trầu bà, người chơi cây cảnh yêu thích loại cây này không chỉ là loại cây dễ trồng, không cần quá nhiều công chăm sóc thì cây cũng được giới này ưu ái bởi công dụng thanh lọc không khí. Theo phong thủy thì mang đến tài lộc cho gia chủ. Hấp thụ  bức xạ điện tử: cây có khả năng hấp thụ các sóng điện từ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người từ những thiết bị điện tử xung quanh chúng ta như wifi, máy tính, bếp từ,…

Cây trầu bà để bàn
Cây trầu bà để bàn

Làm sạch và trang trí hồ cá cảnh nhờ mọc rễ trong nước và rễ cây hấp thụ nitrat có trong nước làm cho nước sạch hơn có lợi cho cá phát triển khỏe mạnh.Trang trí cho căn phòng, ban công giúp ngôi nhà bạn trở nên có một không gian sạch sẽ và dễ chịu hơn. Đặc biệt ai có vấn đề về mắt, màu xanh sẽ giúp cho đôi mắt chúng ta thư giãn, giải tỏa căng thẳng trong cuộc việc lẫn đời sống. Lá trầu bà có khả năng hấp thụ độc tố trong không khí, tạo cho môi trường  trong sạch hơn.

Xem thêm công dụng của cây nguyệt quế

Ý nghĩa cây trầu bà 

Ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà

Cây trầu bà ngoài mang giá trị làm đẹp đến không gian sống, còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Người trồng cây trầu bà còn quan tâm đến cây trầu bà là cây phong thủy theo tuổi để hợp với mệnh của mình. Trong phong thủy, trầu bà là “cây tiền tài”, gia chủ tin rằng trồng trầu bà trong nhà sẽ giúp cho công việc hanh thông, thuận lợi mà không gặp phải khó khăn gì. Hình ảnh trầu bà cũng được cho là có thể tránh vận xui và đem đến nhiều may mắn trong cuộc sống.

Ý nghĩa cây trầu bà
Ý nghĩa cây trầu bà

Điều này đã được nhiều người tin tưởng, do đó, ngày càng có nhiều người chọn cây để đặt vào nơi nó xuất hiện trong nhiều ngôi nhà, bàn làm việc và cả văn phòng công ty.

Cây trầu bà hợp tuổi nào?

Cây trầu bà hợp với gia chủ tuổi Ngọ, Tuổi Ngọ thường bướng bỉnh và cứng đầu. Tính khí “bốc lửa” và khả năng thay đổi tâm trạng nhanh như gió đôi khi khiến họ trở nên nguy hiểm. Con giáp này không bằng lòng với bất kỳ hình thức kiểm soát hay tạo áp lực nào và rất ghét bị dồn vào đường cùng. Trái lại, họ thích làm mọi việc theo cách riêng của mình. 

Theo các chuyên gia phong thủy, trầu bà là loại cây phong thủy phù hợp với người tuổi ngọ. Cây sẽ giúp trấn áp những khuyết điểm của người này, giúp họ có thể thành công trong sự nghiệp, tiền tài.

Cây trầu bà hợp mệnh gì?

Yếu tố tiếp theo lưu ý khi trồng đó là cây trầu bà hợp mệnh gì? Cây trầu bà là loài cây thích hợp với những người mệnh mộc. Đặc điểm của những người này đó là phóng khoáng, bao dung, rộng lượng, thường xuyên giúp đỡ người khác và thường không để bụng.

Người mệnh Mộc là những người biết đối nhân xử thế, vì vậy họ được nhiều người yêu mến. Không chỉ vậy, họ còn là những người rất chủ động, không thích sự áp đặt hay quản thúc từ những người khác.

Những yếu tố như thông minh, sắc bén là tính cách tạo nên sự thành công cho người mệnh mộc. Không chỉ vậy, họ còn là những người khôn ngoan, biết luồn lách mọi việc khéo léo và dễ lấy lòng người khác. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt dẫn đến họ thường tin người và bị tình cảm chi phối làm ảnh hưởng đến những vấn đề khác.

Xem thêm ý nghĩa của cây nguyệt quế trong phong thủy

Cây trầu bà có độc không?

Ngoài những lợi ích trên về cây trầu bà thì bạn cần lưu ý một vài điều về loại cây này. Lưu ý với những nhà có trẻ nhỏ cần cần trọng vì trong phần lá và thân cây có độc. Chất calcium oxalate trong cây sẽ gây bỏng rát miệng, buồn nôn, tiêu chảy,…

Cây trầu bà có độc không
Cây trầu bà có độc không

Top 13 Loại Cây Trầu Bà 

Nào mời bạn cùng nhà Bắp tìm hiểu về các loạ trầu bà đang hiện có, mong  rằng các thông tin bên dưới sẽ hữu ích đến bạn nha. 

1. Cây trầu bà đế vương

Giống cây trầu bà đế vương này có 2 màu chính, trầu bà đế vương đỏ, và trầu bà đế vương xanh

Trầu bà đế vương đỏ

Trầu bà đế vương đỏ có  có tên  khoa học là  là Philodendron Imperial Red thuộc cây thân thảo dạng lớn,  không có thân cây, lá khá to, hình bầu dục và nhọn ở cuối lá.

Màu sắc chính của cây là màu đỏ tía đó cũng là điểm thu hút cây với gia chủ. Cây trầu bà đế vương ra thì nở thành từng cụm trắng ngà và hướng thẳng lên trời. Về chiều cao của loại trầu bà đế vương này thì tầm 1.5m nếu trồng trong chậu và cao hơn nữa khi sống ngoài tự nhiên.

Cây trầu bà đế vương đỏ
Cây trầu bà đế vương đỏ

Mua Cây trầu bà đế vương đỏ tại

Trầu bà đế vương xanh 

Có tên khoa học là Philodendron Imperial Green và Cũng giống như trầu bà đế vương đỏ, lá cây có hình bầu và teo nhỏ lại ở cuối lá, chỉ khác là lá cây xanh sẫm, mặt lá bóng và rất mọng nước. Cây mọc theo bụi cây sống lâu thì có dạng thân cột. Cây trầu bà đế vương xanh hợp với tuổi của người mệnh mộc và mệnh hỏa vì cây này đại diện cho mệnh mộc. Gia chủ tuổi và mệnh này trồng đế vương xanh sẽ chiêu tài lộc, tốt công danh.

Cây trầu bà đế vương xanh
Cây trầu bà đế vương xanh

Mua Cây trầu bà đế vương xanh tại

2. Trầu bà thái

Nghe đến cái tên chắc hẳn bạn cũng đoán được nguồn gốc xuất xứ của loại trầu bà này rồi nhỉ. Trầu bà thái có gốc từ Thái Lan lá xanh mướt. Trầu bà thái là cây có thể sống được trong nhà, môi trường bóng râm, hoặc nơi có ánh sáng yếu. Cũng như các loại trầu bà khác ở Việt Nam thì trầu bà thái có thân dạng bò hoặc rũ thòng xuống nếu treo lên cao, nhưng phần lớn trầu bà thái được sử dụng làm chậu treo và một số trồng để trên bàn làm việc, vì thân của chúng không bò dài như các loại trầu bà thân bò khác. 

Cây trầu bà thái xanh
Cây trầu bà thái xanh

Mua Cây trầu bà thái xanh tại

trầu bà thái thông thường có hai màu chính đó là màu vàng chanh và màu xanh đậm, tuy tên gọi khác nhau nhưng lá đều có chung hình dạng và kích cỡ, dạng hình bầu dục, nhọn ở đầu ngọn. 

3. Trầu bà vàng

Cây Trầu bà vàng: đây là loại cây khá phổ biến ở Việt Nam. Nhận biết với lá có hình trái tim, xen lẫn màu xanh và ánh vàng tươi trên bề mặt lá vô cùng đẹp mắt. Trầu bà vàng là loài cây cảnh tuyệt vời để trang trí trong nhà.

Cây Trầu bà vàng
Cây Trầu bà vàng

Mua Cây trầu bà vàng tại

4. Cây trầu bà chân vịt

Cây trầu bà chân vịt hay còn được biết đến với cái tên Cây trầu bà khía, cây ráy ngót, ráy leo lá rách. Cây trầu bà khía  có tên khoa học là Monstera deliciosa, thuộc họ Môn. Cây có nguồn gốc từ Mexico và miền trung Châu Mỹ. Tuy nhiên loài cây này còn được nhiều người  biết đến với ý nghĩa phong thủy ngoài có bộ lá đẹp, hình dáng độc lạ. Cây trầu bà chân vịt thuộc cây thân thảo, cây cảnh lá, cây có thể trồng trong nước hay trong bóng râm.

Cây trầu bà chân vịt
Cây trầu bà chân vịt

Mua Cây trầu bà chân vịt tại

Cách nhận diện giống cây trầu bà chân vịt 

– Là cây thuộc nhóm cây bụi nhỏ, thân thảo, có rễ khí sinh. Thân cây cao từ 0.8m đến 1.2m, chứa nhiều nước.

– Lá cây có nhiều răng cưa xẻ sâu. Cuống lá nhỏ, thon và dài. Lá xòe rộng, mọc theo kiểu xen kẽ, tạo nên những tán cây trầu bà chân vịt có dạng hình tròn.

– Có mùi thơm gần giống với mùi thuốc bắc.

Cây trầu bà khía thuộc loại có trổ hoa, có quả.  Cây ra quả sau khi trổ hoa, quả  mọng màu vàng nhạt. Thời kỳ trổ hoa thường vào khoảng tháng 8 – 9, ra quả sau khi hoa rụng.

5. Trầu bà thanh xuân

Trầu bà thanh Xuân có nét tương đồng với trầu bà chân vịt nhưng kích thước lớn hơn. Trầu bà thanh xuân mọc thành bụi nhỏ có chiều cao trung bình khoảng 70 đến 1m5. Với lá bản to, tay lá dài hơi rủ xuống phiến dày bóng ở mặt lá. cây trầu bà thanh xuân xanh tốt quanh năm. Ngoài ra Trầu bà Thanh Xuân còn được biết đến cái tên trầu bà lá xẻ, trầu bà tay phật.

Cây trầu bà thanh xuân
Cây trầu bà thanh xuân

Mua Cây trầu bà thanh xuân tại

6. Cây trầu bà sữa

Cây trầu bà sữa là dạng đột với tên gọi khoa học là Epipremnum Aureum. Thuộc cây thân cỏ, leo dài, thân tròn mập, mềm có nhiều rễ móc khí sinh, bò dài, hoặc buông thõng xuống trong không khí. Cây phân cành nhánh nhiều và dài.

Cây trầu bà sữa
Cây trầu bà sữa

Mua Cây trầu bà sửa tại

Lá đơn, phần lớn là màu trắng sữa, dạng trái xoan rộng thuôn nhọn đầu, mở rộng ở gốc hình tim, đầu thuôn nhọn. Phiến lá dày, bóng., gân lá dạng lông chim, nổi rõ các đốm trắng, ánh bạc nằm rải rác trên lá, lâu héo. Cây trầu bà sữa cũng dễ trồng, có thể trồng nơi bóng râm thoáng mát, có ánh sáng. 

7. Cây trầu bà lỗ

Một giống trầu bà khá độc đáo là trầu bà lỗ, nghe cái tên thì Bắp nghĩ bạn đã mường hình dáng của giống trầu bà này như thế nào rồi ha. Thuộc dòng thân thảo mềm, trầu bà lỗ có nhiều đốt ngắn và có đặc điểm bò lan. Phiến lá có hình bầu dục và có nhiều lỗ, to nhỏ không đều nhau. Mới đầu bạn sẽ nghĩ cây bị sâu ăn lá nhưng thực chất đó là đặc điểm đặc sắc để nhận dạng giống cây này. 

Cây trầu bà lỗ
Cây trầu bà lỗ

Mua Cây trầu bà lỗ tại

Giống cây trầu bà lỗ này sống được rât tốt trong môi trường bống râm, kết hợp với hình dáng nhỏ gọn thì bạn hoàn toàn có thể chọn đặt làm cảnh nơi văn phòng hoặc trong nhà thì vô cùng thích hợp. 

8. Trầu bà hoàng gia 

Một giống cây trồng bà nữa cũng được giới yêu cây ưa thích vì có bộ lá bạc có hình bầu dục hoặc hình trái tim có màu xanh lục và ánh những chút màu bạc ở giữa lá. Những chiếc lá chính là điểm thu hút nhất của cây. Cây trầu bà hoàng gia thích hợp để dùng chưng trong văn phòng làm việc, quán cà phê, hoặc trang trí trong sân vườn… Tăng tính thẩm mỹ, đem lại không gian xanh mát, thanh lọc không khí, thu hút vượng tài về cho gia chủ.

Cây trầu bà hoàng gia
Cây trầu bà hoàng gia

Mua trầu bà hoàng gia tại

9. Trầu bà hạnh phúc

Cây Trầu Bà Hạnh Phúc mang một cái tên khá độc đáo: cây mang đến sự may mắn, bình an, hạnh phúc cho gia chủ. Là một loại cây rất dễ thích nghi, Monstera Peru chịu được ánh sáng yếu và không khí khô tốt hơn hầu hết các loại cây trồng để bàn khác. được biết đến với các loại cây kiểng lá thông dụng nhất dễ làm hài lòng người sở hữu.

Ngoài ra, đây là loài cây được công bố là có tác dụng lọc không khí tốt thuộc top đầu, loại bỏ các chất gây ô nhiểm có trong không gian sống của chúng ta.

Cây trầu bà hạnh phúc
Cây trầu bà hạnh phúc

Mua Cây trầu bà hạnh phúc tại

Cây Trầu Bà Monstera Peru gần đây được chú ý  bởi các decor làm cây nội thất, cây văn phòng tạo màu xanh mát cho không gian, có thể trồng phối trong các chậu cây kiểng để bàn làm sống động thêm không gian sống, đặt cây tại các phòng khách, quá cafe, nhà hàng, khách sạn.

– Cây thuộc top cây thanh lọc không khí tốt nhất và một số loại khí độc hại,.. Monstera Peru thuộc cây trang trí nội thất sang trọng, để bàn làm việc, trang trí theo phong thủy, cải tạo không gian xanh, làm quà tặng,.. 

10. Trầu bà chân rít lá đốm

Trầu bà chân rít ưa ánh sáng nhẹ và kỵ ánh nắng gay gắt. Tuy nhiên nếu để cây trầu bà chân rít trong râm trong thời gian sẽ khiến lá cây sẫm màu và yếu. Trầu bà chân rít có tốc độ sinh trưởng nhanh và ưa môi trường ẩm ướt, tuy nhiên không được trũng nước. Trầu bà chân rít có khả năng lọc sạch không khí rất tốt, nghiên cứu đã chứng minh Trầu bà chân rít có khả năng hấp thụ Nicotin, Aldehyde formic, nồng độ chất ô nhiễm càng cao thì khả năng lọc sạch không khí của Trầu bà chân rít đốm càng thấy rõ.

Cây trầu bà chân rít lá đốm
Cây trầu bà chân rít lá đốm

Bạn có thể đặt một chậu cây trầu bà chân rít đốm ở phòng khách, phòng bếp hoặc phòng ngủ đều rất tốt bởi nó có khả năng lọc sạch độc tính trong không khí có lợi cho sức khỏe của gia đình bạn, đồng thời cũng thể hiện sự khéo léo và khiếu thẩm mỹ của bạn trong mắt bạn bè. Bạn cũng có thể đặt chậu Trầu bà chân rít trên bàn làm việc để mỗi ngày làm việc đều có một sự hứng khởi cao nhất.

11. Trầu bà kim cương 

Cây trầu bà kim cương là loài cây kiểng lá đẹp; chúng có bộ lá rất ấn tượng với những đường sọc trắng ngà vàng đẹp bắt mắt. Trầu bà kim cương thích hợp trồng `trong chậu làm cây nội thất đặt cây ở văn phòng, nhà ở, quán cà phê, các sảnh nhà hàng, khách sạn,… tạo sức hút ấn tượng cho không gian sống, làm việc cũng như vui chơi giải trí… Ngoài ra, trầu bà kim cương còn mang lại bầu không khí trong lành và là cây phong thủy mang lại may mắn tài lộc.

Cây trầu bà kim cương
Cây trầu bà kim cương

Mua Cây trầu bà kim cương tại

12. Trầu bà Cẩm thạch 

Là giống cây được khá người dân chơi cây cảnh ưa chuộng, cây trầu bà cẩm thạch và trầu bà sữa cùng chung một loại và có ngoại hình khá giống nhau nhưng khác tên. Thật ra, đây là 2 loại trầu bà riêng biệt, nhìn vào hình dáng bên ngoài thì chắc chắn bạn cũng sẽ phân biệt được đâu là trầu bà sữa, đâu là trầu bà cẩm thạch. 

Thuộc giống cây thân cỏ, thường xanh sống lâu năm, dạng cây leo. Lá trầu bà sữa có hình trái tim, màu lá loang những vệt trắng (như sữa) trên nền xanh. Cuốn lá dài màu trắng, gân chính của lá rõ ràng, mép nguyên.

Cây trầu bà Cẩm thạch
Cây trầu bà Cẩm thạch

Mua Cây trầu bà cẩm thạch tại

Nhờ vào màu sắc bắt mắt, làm cho không gian thêm tươi mới, thêm nữa  Thân cây mềm mại với nhiều rễ phụ rũ xuống trong những chiếc chậu treo nhìn rất đẹp mắt. Trầu bà cẩm thạch có nguồn gốc từ miền Bắc Australia, Malaysia. Ở Việt nam trầu bà cẩm thạch được trồng làm cảnh ở khắp các tỉnh.

Cách trồng cây trầu bà

1. Cách trồng cây trầu bà leo cột

Giống trầu bà leo cột rất dễ nhân giống và phát triển mạnh mẽ nên bạn chỉ cần cắt đoạn thân cây chắc khỏe, dâm xuống đất tưới nước thường xuyên mỗi ngày 2 lần cho đến khi cây bắt đầu cứng cáp. ( Bạn có thể dùng 1 cọc gỗ để sau khi dây bắt đầu leo thì có thể tùy biến, cho dây trầu leo theo hướng đặt cọc gỗ nha). Sau một thời gian thì cây bắt đầu cứng cắp và quấn chặt lấy thân gỗ. 

vị trí đặt cây trầu bà leo
Cách trồng cây trầu bà leo cột

2. Cách trồng cây trầu bà thủy cảnh ( trồng trong nước)

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chậu thủy tinh (cho đẹp thôi nhé hoặc có thể dùng chạy khác cũng được nha), một giỏ nhựa có kích thước cùng với chậu. Sau đó bạn tách cây từ chậu đất hoặc dùng các cây đã được nuôi lớn trong giá thể. Bạn cần lưu ý điểm sau là nên rửa sạch phần rễ, loại bỏ đi những phần rể hư, thối, chỉ giữ lại bổ rễ khỏe mạnh. 

cách trồng và chăm sóc cây trầu bà thủy sinh
cách trồng và chăm sóc cây trầu bà thủy sinh

Đặt cây và giỏ nhựa trong bình nước thủy tinh, hòa vào một ít dung dịch dinh dưỡng thủy canh vào để cung cấp dưỡng chất cho cây. 

Cách chăm sóc cây trầu bà

Đất: Cây ưa những nơi có đất ẩm, xốp, thoáng khí. Thường để có loại đất này người ta trộn với xơ dừa, trấu, tro hoặc than củi, phân chuồng. Trong trường hợp bạn không tìm mua được những loại trên thì vẫn có thể dùng được đất thịt, đất vườn cây vẫn có thể sống được nha.

Nước: Đối với cây được trồng trong chậu và để chưng trong nhà thì có thể một tuần tưới nước 2 lần. Còn với trồng ngoài trời thì bạn nên tưới nước ngày một lần nha. Đối với cây trầu bà thủy sinh thì bạn chỉ cần châm thêm nước khi thấy gần cạn là được, và vệ sinh bình nếu thấy có cặn nha. Mặt khác nếu rể xuất hiện nhiều trong bình thì bạn có thể tỉa bớt đi cũng được nha.

   Ánh sáng: Cây thuộc giống cây ưa bóng râm, sinh sống rất tốt dưới ánh nắng nhẹ như buổi sáng và ban chiều hoặc ngay cả điện huỳnh quang. Vì vậy, nếu bạn trồng ở ngoài thì có thể dựng thêm một tấm lưới chắn ánh nắng gắt gao vào buổi trưa, mục đích là để tránh tình trạng vàng úa lá bạn nha.

  Nhiệt độ: Cây không chịu được không khí lạnh dưới 8 độ C nên bạn cần cân nhắc khi trồng loại cây này nơi cứ lạnh nhé. Nhiệt độ lý tưởng để cây có thể phát triển tốt là tầm 15 độ.

Xử lý thế nào khi cây bị héo, lá vàng úa: Nếu thấy lá vàng úa thì điều đầu tiên bạn cần đưa đến những nơi có bóng râm trước vì có lẽ nhiệt độ làm cho lá úa. Mặt khác, khi trồng cũng không nên có những tác động mạnh với cây khi chưa cứng cáp. Khi gặp tình trạng lá vàng úa, bạn cần cắt tỉa lá úa là được và đem vào nơi râm mát để cây tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nha. 

Vị trí đặt cây phù hợp với phong thủy của gia chủ 

Đa số các giống cây thường có vóc dáng tương đối, tức là không quá to cũng không quá nhỏ. Có loại thủy sinh có loại sống trong đất, chung quy các giống có quan niệm phong thủy, rất tốt khi được trồng trong chậu đặt trong nhà và nơi văn phòng làm việc. Mời bạn cùng tìm hiểu về cách đặt cây sao cho hợp vị trí theo phong thủy với Bắp. 

1. Vị trí đặt cây Trầu Bà Đế Vương

Cây Trầu Bà Đế Vương mang vẻ đẹp mạnh mẽ, cứng cáp và quyền quý. Cây cũng có kích thước cao, độ tỏa của các nhánh lá lớn. Do đó, vị trí đặt cây phù hợp là phòng khách hoặc phòng làm việc. Vị trí đặt cây còn thấy nhiều ở hiên nhà, sân nhà để cầu mong may mắn, điềm lành đến với gia chủ.

Cây có phong thủy cực tốt nên những người kinh doanh buôn bán thường thích trồng Trầu Bà Đế Vương tại cửa hàng, cơ sở, công ty, … của mình để chiêu tài, hút lộc. Bên cạnh đó, những người có chức vị cao, làm quản lý, giám đốc, … cũng hay trồng một chậu Trầu Bà Đế Vương trong phòng làm việc hoặc nơi ở để thể hiện quyền uy của mình.

Trầu Bà Đế Vương sẽ mang đến năng lượng mạnh mẽ và giúp họ thăng tiến xa hơn trong sự nghiệp. Sự sang trọng, lịch lãm của cây Trầu Bà Đế Vương cũng giúp cây được trồng nhiều ở những không gian đặc trưng như khách sạn, nhà hội nghị, … để trang trí.

Cây trầu bà đế vương đỏ
Vị trí đặt Cây trầu bà đế vương đỏ

Điều đặc biệt cần lưu ý khi trồng cây này là, Trầu Bà Đế Vương không thích hợp với nơi có nắng quá gắt, độ ẩm cao, hay mưa và nhiều gió.  Ánh sáng dịu nhẹ, đất vừa đủ ẩm sẽ giúp cây sống tốt và xanh bóng hơn.

2. Vị trí đặt cây Trầu Bà leo

Trầu Bà leo hay cây Pothos bao gồm Trầu Bà Xanh, Trầu Bà Vàng, Trầu Bà Cẩm Thạch, … đa số là những cây có kích thước không quá lớn nên bạn có thể đặt ở nhiều nơi tùy thích. Cây thường được chọn làm cây để bàn làm việc, kệ sách, ban công, cửa sổ, …

Một số người trồng biến tấu, cho cây leo lên phủ kín bức tường hoặc trồng trong chậu treo ở trên cao (nơi cửa sổ hoặc trần nhà). Ở những quán nước, quán cafe hay quán ăn, nhiều vị chủ thích trang trí cây Trầu Bà chậu treo. Những chiếc lá theo thân rũ xuống tạo nên cảnh quan mát mắt, sinh động hơn.

vị trí đặt cây trầu bà leo
vị trí đặt cây trầu bà leo

Riêng Trầu Bà Leo Cột, vì cây leo quấn tròn quanh một thân cột lớn ở chính giữa, nên kích thước của cây và chậu trồng khá cao. Đồng thời, Trầu Bà Leo Cột có ý nghĩa phong thủy rất tích cực, mang lại nhiều may mắn cho người trồng nên cần được đặt tại nơi quan trọng. Vị trí thích hợp để đặt cây này thường là ở ngay cửa chính, hai bên cửa ra vào của nhà ở, văn phòng, cơ quan, … hoặc trong góc phòng khách, phòng họp, phòng làm việc.

Kêt luận, bất kể vị trí nào thì cây cũng đều sống tốt, vì cây có thể thích nghi với nhiều môi trường: đất hay nước, thiếu sáng hay có nắng, … Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh trồng cây nơi quá tối, sẽ không đủ ánh sáng để cây quang hợp và phát triển bình thường. Bên cạnh đó, những nơi có nhiệt độ cao như nhà bếp cũng không thích hợp để trồng cây Trầu Bà. Mong bài viết hữu ích đến bạn

Nguồn: sưu tầm tổng hợp

Footer Nhà Của Bắp

Theo dõi Fanpage: Nhà của Bắp

Theo dõi Instagram: insta.nhacuabap

Câu Hỏi Thường Gặp

  1. Cây trầu bà có tác dụng gì?

    Theo phong thủy thì mang đến tài lộc cho gia chủ, hấp thụ  bức xạ điện tử, màu xanh cây trầu bà sẽ giúp cho đôi mắt chúng ta thư giãn, giải tỏa căng thẳng trong cuộc việc lẫn đời sống. Lá trầu bà có khả năng hấp thụ độc tố trong không khí, tạo cho môi trường  trong sạch hơn. Xem thêm ở trên

  2. Có nên trồng cây trầu bà trong nhà hay không?

    Ngày càng có nhiều người chọn cây trầu bà để đặt vào nơi nó xuất hiện trong nhiều ngôi nhà, bàn làm việc và cả văn phòng công ty. Cây mang giá trị làm đẹp đến không gian sống, còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Trồng cây trầu bà còn là “cây tiền tài”, gia chủ tin rằng trồng trầu bà trong nhà sẽ giúp cho công việc hanh thông, thuận lợi mà không gặp phải khó khăn gì. Xem thêm ở trên

  3. Cây trầu bà có độc không?

    Lưu ý với những nhà có trẻ nhỏ cần cần trọng vì trong phần lá và thân cây có độc. Chất calcium oxalate trong cây sẽ gây bỏng rát miệng, buồn nôn, tiêu chảy,… Xem thêm ở trên

  4. Cây trầu bà hợp tuổi nào?

    Cây trầu bà hợp với gia chủ tuổi Ngọ, Tuổi Ngọ thường bướng bỉnh và cứng đầu. Tính khí “bốc lửa” và khả năng thay đổi tâm trạng nhanh như gió đôi khi khiến họ trở nên nguy hiểm. Con giáp này không bằng lòng với bất kỳ hình thức kiểm soát hay tạo áp lực nào và rất ghét bị dồn vào đường cùng. Trái lại, họ thích làm mọi việc theo cách riêng của mình. Xem thêm ở trên

  5. Ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà?

    Cây trầu bà ngoài mang giá trị làm đẹp đến không gian sống, còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Người trồng cây trầu bà còn quan tâm đến cây trầu bà là cây phong thủy theo tuổi để hợp với mệnh của mình. Trong phong thủy, trầu bà là “cây tiền tài”, gia chủ tin rằng trồng trầu bà trong nhà sẽ giúp cho công việc hanh thông, thuận lợi mà không gặp phải khó khăn gì. Xem thêm ở trên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *